BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Chí Linh là vùng đất bán sơn địa, nằm trong khu vực cánh cung Đông Triều, có hệ thống đồi núi chạy theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam, nơi có núi rừng trùng điệp, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nơi gắn liền với nhiều danh nhân trong lịch sử và đặc biệt nơi có nhiều danh lam thắng tích của trời Nam. Chí Linh còn được biết đến đó là vùng đất tứ linh, nơi quần tụ của các linh vật: Long (núi Rồng - Vạn Yên), Ly (núi Kỳ Lân - Côn Sơn), Quy (núi Quy - Vạn Yên), phụng (núi Phượng Hoàng - Kiệt Đặc). Nơi hội tụ của Lục Đầu Giang (6 dòng sông) gồm: sông Minh Đức (sông Lục Nam), sông Nhật Đức (sông Thương), sông Nguyệt Đức (sông Cầu), sông Thiên Đức (sông Đuống), sông Thái Bình và dòng Kinh Thầy. Với địa hình, địa thế, tụ đức, tụ nhân, sơn thuỷ hữu tình, từ ngàn xưa Chí Linh luôn được các vương hầu, bách quan, danh nhân chọn làm nơi ký thác cuộc đời và sự nghiệp.Trong lịch sử Chí Linh còn biết đến với bao truyền thuyết ly kỳ liên quan đến Đạo giáo ở Việt Nam, nơi có đức Phật hiển linh, Huyền Thiên giáng lâm, Phi Bồng tái thế, nơi có Tiên nữ dạo chơi, Nam Tào xuất hiện hoặc Bắc Đẩu về trời…cũng từ những truyền thuyết trên mà ngày nay trên địa bàn thành phố Chí Linh vẫn còn nhiều di tích gắn liền với những câu chuyện ly kỳ đó, không tự nhiên trong thời kỳ phong kiến các Nho sĩ đã bình chọn 8 di tích của Chí Linh tương ứng với Bát cảnh của Trung Quốc mà người đời sau vẫn còn lưu danh thiên cổ.
Chùa Huyền Thiên toạ lạc trên núi Ông Sư thuộc dãy núi phượng Hoàng (khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thành phố Chí Linh ngày nay), nằm trong quần thể chùa tháp thuộc Vân Tiên cổ động được liệt vào hàng “Chí Linh bát cổ”. Theo sách “Chí Linh phong vật chí” có viết: Động Huyền Thiên ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, thế núi như quần sơn tụ hội, hai cánh giương ra như loan liệng phượng múa, cũng là một cảnh trí thanh quang…Vân Tiên cổ động là một tổ hợp công trình kiến trúc, kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, trên có chùa tháp miếu điện, dưới có suối quanh năm róc rách. Chùa Huyền Thiên là một trong những công trình kiến trúc nằm trong quần thể Vân Tiên, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ, hai dãy núi hình tay ngai vững chắc, tạo nên địa hình địa thế linh thiêng kỳ vĩ. Huyền Thiên cổ tự là ngôi chùa lớn thời Lý - Trần, tương truyền Huyền Thiên Thượng đế đã giáng hạ và luyện đan tại đây, sau này vào thời Trần tu sĩ đạo Huyền Vân từng tu hành và luyện thuốc trường sinh, không những vậy chùa Huyền Thiên còn là nơi tu hành đắc đạo của nhiều nhà sư nổi tiếng thuộc thiền phái Trúc Lâm như: Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang….Căn cứ kết quả khai quật thám sát của Bảo tàng tỉnh Hải Dương năm 2012 khu vực chùa Huyền Thiên ở 03 hố khai quật đã tìm được rất nhiều phế tích thời Trần cũng như thời hậu Lê như: chân tảng đá hoa sen thời Trần, tảng đá xanh có kích thước lớn, cột đá xanh, các con giống trang trí bằng đất nung, bệ tượng… Đặc biệt căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-BVHTTDL, ngày 02/7/2021 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho phép Sở VHTT&DL tỉnh Hải Dương phối hợp với Hội Khảo cổ học Việt Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm, gồm: Chùa Sùng Nghiêm, phường Phả Lại, chùa Huyền Thiên, phường Văn An và chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kết quả điều tra và thám sát cho thấy chùa Huyền Thiên có sự phân biệt rõ ràng về niên đại giữa khu vực phía Đông và phía Tây. Khu vực phía Tây là nơi tập trung di tích và di vật thời Trần đậm đặc. Trong lớp văn hóa thời Trần, vật liệu kiến trúc (gạch và đặc biệt là ngói) ken đặc thành lớp dày từ 0,15-0,35m. Bên cạnh đó là hàng loạt thanh gỗ (hoặc tre, nứa) cháy. Nhiều khả năng đây là dấu vết của một công trình kiến trúc bị cháy và đổ sập. Ngoài ra, trong lớp vật liệu kiến trúc đã tìm thấy nhiều đồ dùng sinh hoạt như lon sành, nắp vung sành, chậu sành, âu (chậu) gốm men trắng và gốm hoa nâu mang đặc trưng của văn hóa Trần. Khu vực phía Đông với sự hiện diện của tháp Quang Minh cùng với hàng loạt di vật như chân tảng thời Trần được tận dụng lại, ngói mũi sen trang trí hoa văn như ý, đĩa gốm men trắng lòng đáy thụt mang đặc trưng của văn hóa thời Lê Trung hưng.
Đối với quần thể Ngũ Đài Sơn: Ngũ Đài Sơn nằm trên địa phận xã Hoàng Giản thành phố Chí Linh (Hải Dương) và xã Vĩnh Đại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh). Đây là ngọn núi thiêng có nhiều dấu vết kiến trúc cổ xưa.Căn cứ tài liệu của Viện khảo cổ học, căn cứ vào bia ký, tư liệu và theo truyền thuyết trong vùng cho biết chùa Ngũ Đài do Thiền phái Trúc Lâm xây dựng vào thời Trần, dưới chân núi Đống Thóc xung quanh núi non bao bọc. Trước mặt, phía Tây Nam là dãy Ba Dội bằng phẳng như tấm bình phong che chắn; lưng tựa núi Đống Thóc, trên là ngọn Bát Hương và xa hơn là Cổng Trời; hai bên có hai dãy núi vươn ra tạo thành thế tay ngai, bên phải là dãy Hang Khánh/Khách, bên trái là khe Hang Mẳn/Mẫu. Chính địa hình, địa thế và các công trình kiến trúc đã tạo lên một Ngũ Đài Sơn như chốn bồng lai tiên cảnh và giữ vị trí trung tâm của chốn Phật Môn lúc bấy giờ. Căn cứ kết quả khai quật năm 2019 của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Sở VH,TT&DL tỉnh Hải Dương với diện tích trên 1.200m2, kết quả đã xác định được 04 lớp kiến trúc thuộc bốn giai đoạn xây dựng, trùng tu của di tích khác nhau, qua đó đã xác định được mặt bằng, quy mô, kết cấu của chùa Ngũ Đài qua các giai đoạn lịch sử, kéo dài từ đầu thế kỷ 14 (thời Trần) đến đầu thế kỷ 20 (thời Nguyễn), đỉnh cao là các công trình kiến trúc thuộc vào thời Lê Trung Hưng.
Từ kết quả khai quật khảo cổ học trên, Sở VHTTDL phối hợp với UBND thành phố Chí Linh và Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học: “Phương án bảo tồn, tôn tạo, phục dựng chùa Ngũ Đài, chùa Huyền Thiên, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương”, nhằm làm sáng tỏ thêm những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học đối với các di tích này.
Đồng chí Triệu Thế Hùng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh khai mạc Hội thảo 
Với 30 tham luận đóng góp cho Hội thảo được các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu, những nhà khảo cổ…từ Trung ương đến địa phương đã chứng minh được vai trò của 2 di tích nói trên trong hệ thống di tích tỉnh Hải Dương nói chung và hệ thống di tích Thiền phái Trúc Lâm nói riêng. Các tham luận xoay quanh các vấn đề như: giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của chùa Huyền Thiên và chùa Ngũ Đài từ đó đưa ra phương án bảo tồn tôn tạo và phục dựng hai di tích. Hội thảo cũng đưa ra một số vấn đề then chốt liên quan đến di tích chùa Huyền Thiên - chùa Ngũ Đài như lịch sử hình thành, phát triển, phạm vi quy mô kiến trúc qua các thời kỳ, quá trình hình thành phát triển hưng thịnh và suy tàn của từng di tích để làm cơ sở phục dựng các di tích trong tương lai. Hội thảo cũng đánh giá đúng thực trạng từng di tích, đưa ra những luận điểm đồng thuận và khi trùng tu tôn tạo phải đưa được những cái cũ và cần thiết tránh mang đến di tích những cái mới, cái không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam…. Trên cơ sở lịch sử và khảo cổ học, căn cứ vào tình hình thực tế, việc bảo tồn tôn tạo, phục dựng chùa Ngũ Đài, chùa Huyền Thiên là một chủ trương đúng đắn được UBND thành phố Chí Linh lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tu bổ, tôn tạo chùa Huyền Thiên khoảng 96.301.232.000 đồng. Chùa Ngũ Đài khoảng 691.071.970.000 đồng. Sau khi phục dựng hai di tích sẽ trở thành địa điểm du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Qua hội thảo này cũng xác định được quy mô tầm vóc của các di tích từ đó tham mưu đề xuất Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương cho phép tu bổ, tôn tạo và phục dựng chùa Huyền Thiên (phường Văn An), chùa Ngũ Đài (phường Hoàng Tiến), thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian sớm nhất.
                                                                                               Đỗ Đình Quyết
                                                                                         Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Các tin mới hơn
HẢI DƯƠNG VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ(25/04/2024)
KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG, LÃNH ĐẠO TIỀN BỐI TIÊU BIỂU CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (02/4/1904-02/4/2024)(22/03/2024)
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20/3; NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC Ở VIỆT NAM (17/03/2024)
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (05/03/2024)
NHỮNG NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU Ở NAM SÁCH THỜI QUÂN CHỦ ĐƯỢC SỬ SÁCH LƯU DANH(20/11/2023)
Các tin cũ hơn
HỘI THẢO KHOA HỌC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN, TÔN TẠO, PHỤC DỰNG CHÙA NGŨ ĐÀI, CHÙA HUYỀN THIÊN, THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG(22/05/2023)
HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH ĐẦU TIÊN TỈNH HẢI DƯƠNG SAU CẢI CÁCH MINH MẠNG NĂM 1831(25/04/2023)
VỊ TƯ LỆNH CỦA TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI(03/03/2023)
HỘI THẢO KHOA HỌC LÃNH BINH PHẠM XUÂN QUANG - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP (30/11/2022)
SỰ TÍCH VỀ CÁC VỊ SƯ TỔ KHAI SÁNG NGHỀ DA GIẦY TRUYỀN THỐNG Ở HOÀNG DIỆU(15/11/2022)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín