BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ

Với mỗi người, chợ tết mãi là nét văn hoá của một thời để nhớ. Chợ tết chứa đựng trong sâu thẳm những kỷ niệm của quá khứ và những nét văn hoá xưa không dễ gì quên được. Chợ tết đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần, đi vào tiềm thức của mỗi người với những hình ảnh mộc mạc, thân quen và cũng rất tự nhiên vừa phong phú, vừa giản dị như tâm hồn, bản tính người Việt.
Những cái tên Chợ Chùa, Chợ Đình, Chợ Cầu, Chợ Quán,… nghe thật thân thương. Nó luôn gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội và là một biểu tượng của văn hóa Việt Nam, gắn với nhu cầu tâm linh của người Việt. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, chợ tết thường được họp ở sân đình, dưới gốc đa cổ thụ xum xuê che bóng mát, bên mái đình cong vút đầu đao. Ngày xưa ở Hải Dương có nhiều chợ đình được mở dịp tết đến xuân về, đó là chợ đình Hoàng Xá (xã Quyết Thắng, Thanh Hà), chợ đình Nghĩa Phú (xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng), chợ đình Ngọc Hòa (Ninh Giang),...
Có thể vì thế mà chợ phiên, chợ đình có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt không chỉ đối với người dân địa phương mà cả người ngoài và còn là kỷ niệm khó quên của những người xa quê hương.
Chợ đình ngày tết bày bán đầy đủ các mặt hàng, hơn hẳn ngày thường. Những rau quả trong vườn nhà tươi rói, những con gà, con lợn nhà nuôi, chỗ thì bán lá dong, lạt, gạo nếp, đỗ xanh - những thành phần làm nên chiếc bánh chưng xanh. Chỗ thì bán các mặt hàng khô như bánh kẹo, măng, miến, mộc nhĩ, mắm, muối, đường... Còn có cả hàng mã như vàng hương, tiền vàng, mũ ông Công ông Táo... Bên cạnh còn bán vải lụa, quần áo, nón mũ, khăn, giày dép... cho các bà, các mẹ, trẻ con diện chơi tết. Hai bên cửa đình là các thầy đồ trang nghiêm ngồi mài nghiên mực tàu đen nhánh viết câu đối đỏ. Chợ đình ngày Tết không khí thật tươi vui, thân thiết bởi đa phần là người quen trong làng xã, hay bạn bè các nơi rủ nhau đi vui chơi. Dường như mọi người ai cũng thích đi chợ, không mua gì thì cứ đi ngắm, đi chơi, nhất là trẻ con, những ngày tết đều háo hức theo mẹ, theo bà đi chợ mua sắm quần áo mới, được mua pháo đẹt, pháo đùng...
Dù còn mang nặng tính tự túc, tự cấp nhưng chợ quê không vì thế mà đơn điệu, lạc lõng với thế giới bên ngoài. Người mua, kẻ bán, tất thảy đều xởi lởi, vui vẻ, tin cậy lẫn nhau. Đối với người “nhà quê”, chợ đình ngày tết xưa là một phần của đời sống văn hóa, rất gần gũi, thân thương và cũng tự nhiên như tâm hồn người quê vậy.
 
Chợ tết xưa ở gốc đa sân đình được tái hiện tại Bảo tàng 
Hiện nay, trong thời đại phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường, chợ đình ngày tết xưa chỉ còn trong quá khứ. Với nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý giá, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tái hiện một phần không gian chợ tết ở đình xưa. Đến nơi đây, du khách sẽ được chiêm nghiệm và cùng “sống lại” chợ tết cổ truyền đầy dư vị xưa của làng quê.
Hương Thủy
Các tin mới hơn
KHAI MẠC TRƯNG BÀY “ĐỒNG CHÍ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG-NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG, MẪU MỰC, NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM” TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ(29/03/2024)
KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "GỐM NGHỆ THUẬT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯƠNG TẾT VIỆT 2024 (08/01/2024)
“CHIẾC TỦ LẠNH” THỜI BAO CẤP(22/12/2023)
KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “NHỚ VỀ THỜI BAO CẤP”(21/11/2023)
CÁC MẪU "SIÊU XE" THỜI BAO CẤP HIỆN LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG (20/11/2023)
Các tin cũ hơn
PHONG TỤC DỰNG CÂY NÊU TRONG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT(12/01/2023)
BAN THỜ NGÀY TẾT(09/01/2023)
CÔNG TÁC DÀN DỰNG TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “TẾT VIỆT XƯA VÀ GỐM NGHỆ THUẬT”(06/01/2023)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín