BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

      Với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay, ngoài mặt tích cực cho sự phát triển của xã hội thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa làng quê, từ không gian cảnh quan môi trường đến những giá trị văn hóa truyền thống. Những nét xưa của mỗi làng quê dần chìm trong quá khứ, những di sản văn hóa, phong tục tập quán có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa làng sẽ góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại là việc làm hết sức cần thiết. Nghĩa Phú là một làng cổ được hình thành muộn nhất cũng vào thời Lý (XI-XIII). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nghĩa Phú luôn là điểm tụ lịch sử-văn hóa quan trọng. Đặc biệt làng là nơi sinh thành của nhiều người thi cử đỗ đạt, làm quan, có nhiều công lao với quê hương, đất nước. Ngay từ thế kỷ XIII thời vua Lý Huệ Tông, Nghĩa Phú đã có người đỗ Tiến sĩ là Phạm Tử Hư, đến thời Trần có Phạm Văn Tuấn, Phạm Văn Hoán và Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, thời hậu Lê có Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho …. Ngoài các vị giữ chức sắc lớn như Hành khiển, Tể tướng, Thượng thư, Hàn lâm học sĩ..., số người thi đậu cử nhân, tú tài, Giám sinh Quốc Tử Giám, tri phủ, tri huyện, thầy đồ, thầy giáo, thầy thuốc đời nào cũng có. Trải qua các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Nghĩa Phú đều có đóng góp to lớn về người và của trong công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, Nghĩa Phú hiện còn lưu giữ được một hệ thống các di sản văn hóa vật thể như: đền, đình, chùa, miếu, văn chỉ, nhà cổ... và hệ thống văn bia, thần tích, hương ước, cổ vật... có giá trị. Có thể kể đến như di tích đền Xưa cùng với di tích chùa Giám (xã Cẩm Sơn), đền Bia (xã Cẩm Văn) cùng thờ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh - Vị Thánh thuốc Nam ….. được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2018. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Nghĩa Phú mà còn của cả nhân dân tỉnh Hải Dương.
 
(Bộ sách "Lịch sử văn hóa làng Nghĩa Phú do Bảo tàng tỉnh Hải Dương xuất bản) 
      Gắn với những di sản văn hóa vật thể có giá trị này là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội và những câu chuyện, giai thoại với nhiều nét văn hóa độc đáo có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Cuốn sách “Lịch sử - văn hóa làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” do Bảo tàng tỉnh Hải Dương nghiên cứu, biên soạn và xuất bản tháng 3/2017 được in với số lượng lớn 1.000 cuốn, khổ 14,5x20,5cm, gồm 312 trang được chia làm 2 phần. Phần 1: Giới thiệu về lịch sử mảnh đất - con người Nghĩa Phú xưa và nay. Trong phần này bạn đọc có thể hình dung một ngôi làng cổ kính trong quá khứ và hiện tại nhìn từ vị trí địa lý, tên gọi làng qua các thời kỳ, sự hình thành và không gian cảnh quan làng; về đặc điểm dân cư, đặc điểm kinh tế, cơ cấu tổ chức xã hội của người dân Nghĩa Phú; về các sự kiện và nhân vật tiêu biểu của làng.... Phần 2: Giới thiệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như đình, đền, chùa, di sản Hán nôm, lễ hội, phong tục tập quán, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian... góp phần tạo nên cốt cách và bản sắc riêng của người dân Nghĩa Phú. Cuốn sách không chỉ nhắc lại bề dày truyền thống đáng tự hào, mà còn cập nhật tới bạn đọc về diện mạo mới của làng trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước. Có thể nói, đây là cuốn sách khảo cứu tổng hợp về lịch sử- văn hóa làng được biên soạn một cách kỹ lưỡng, các sự kiện được sâu chuỗi khoa học và logic.
      Sự thành công của cuốn sách phải kể đến tinh thần quyết tâm, ủng hộ của UBND xã Cẩm Vũ, cán bộ và nhân dân thôn Nghĩa Phú với mong muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa làng trong quá khứ và hiện tại, giáo dục thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, trân trọng và bảo vệ những nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa mà cha ông đã để lại. Hy vọng trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hải Dương cần quan tâm hơn nữa tới công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, nhất là công tác nghiên cứu về lịch sử văn hóa làng góp phần lưu giữ và phục dựng lại những giá trị văn hóa cổ truyền của mỗi làng để không những có tác động tích cực đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc thù của địa phương, mà còn giúp người dân thêm hiểu biết và gắn bó với quê hương. Từ đó, có những việc làm thiết thực để xây dựng Hải Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Phòng Nghiên cứu Lịch sử địa phương
Các tin mới hơn
HẢI DƯƠNG VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ(25/04/2024)
KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG, LÃNH ĐẠO TIỀN BỐI TIÊU BIỂU CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (02/4/1904-02/4/2024)(22/03/2024)
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20/3; NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC Ở VIỆT NAM (17/03/2024)
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (05/03/2024)
NHỮNG NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU Ở NAM SÁCH THỜI QUÂN CHỦ ĐƯỢC SỬ SÁCH LƯU DANH(20/11/2023)
Các tin cũ hơn
LỊCH SỬ VĂN HOÁ LÀNG CHÂU KHÊ - CUỐN SÁCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ LÀNG ĐẦU TIÊN DO BẢO TÀNG TỈNH NGHIÊN CỨU PHÁT HÀNH(19/07/2021)
NÉT ĐẸP VĂN HOÁ DÒNG HỌ Ở NGHĨA PHÚ - QUÊ HƯƠNG ĐẠI DANH Y TUỆ TĨNH(17/06/2021)
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM TƯ LIỆU, BIÊN SOẠN CUỐN SÁCH "LỊCH SỬ VĂN HOÁ LÀNG ĐỒNG NIÊN, PHƯỜNG VIỆT HOÀ, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG"(08/06/2021)
THIẾU CƠ HỘI CHỨNG KIẾN ĐỂ GHI CHÉP BIÊN NIÊN SỰ KIỆN(24/05/2021)
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ "BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG"(22/04/2021)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín