BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
CÔNG TÁC KHẢO CỔ

            Trong đợt khảo sát nghiệp vụ tại thành phố Chí Linh vào cuối năm 2021, chúng tôi đã phát hiện nhiều di vật khảo cổ có giá trị. Đặc biệt, trong số đó là sưu tập chân tảng đá cổ ở chùa Quảng Sơn.
            Chùa Quảng Sơn (có tên gọi khác là chùa Thời Lời/ Đại Lại) thuộc phường Bến Tắm, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Theo lịch sử địa phương, chùa Quảng Sơn được xây dựng rộng và khang trang từ thời Trần do thời gian, chiến tranh ngôi chùa cũ đã bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp. Trong những năm gần đây chùa mới được xây dựng lại trên nền cũ với khuôn viên bị thu hẹp hơn trước rất nhiều. Theo các cụ cao niên trong làng thì chùa được xây dựng trên khu đất cao, là nơi vua, quan triều đình thường qua lại. Trải qua thời gian dài, nhiều di vật, vật liệu kiến trúc của ngôi chùa đã bị thất tán. Hiện giờ, chỉ còn lại dấu tích di vật 06 chân tảng cột bằng đá.
Kết quả khảo sát: 06 chân tảng chất liệu bằng đá, cụ thể như sau:
- Chân tảng thứ nhất tương đối vuông, kích thước chiều dài 69cm, rộng 62cm, mặt đặt chân cột đường kính 41cm, hoa văn trang trí trên chân tảng đã bị bào mòn, hiện trạng chỉ còn lại 3 cánh sen đã mờ, do thời gian và biến cố lịch sử chân tảng bị biến dạng, vỡ mất mảnh, méo mó.
- Chân tảng thứ hai tương đối vuông, kích thước chiều dài 79 cm, rộng 72 cm, mặt đặt chân cột đường kính 53 cm, hoa văn trang trí trên chân tảng là 16 cánh hoa sen. Các cánh sen thiết kế thành một vòng tròn nhìn từ trên xuống dưới. Trên mặt trang trí 16 cánh hoa sen chính bên trên và 16 cánh phụ bên dưới. Lòng chính giữa các cánh sen hình tròn không trang trí họa tiết, dáng tựa đài sen ôm lấy chân cột. Hiện trạng chân tảng đã bị vỡ mất 3 cánh hoa sen, rêu và vôi vữa bám, méo mó.
- Chân tảng thứ ba tương đối vuông, kích thước chiều dài 77 cm, rộng 67 cm, mặt đặt chân cột đường kính 45 cm, hoa văn trang trí 16 cánh hoa sen chính bên trên và 16 cánh phụ bên dưới, hiện trạng các cánh sen đã bị mờ và bào mòn, hiện trạng vỡ mất góc, rêu bám.
- Chân tảng thứ tư hình vuông, kích thước chiều dài 80 cm, rộng 75 cm, mặt đặt chân cột đường kính 50 cm, hoa văn trang trí 16 cánh hoa sen chính bên trên và 16 cánh phụ bên dưới, hiện trạng một cánh sen đã bị vỡ mất cánh, rêu bám.
- Chân tảng thứ năm hình vuông, kích thước chiều dài 83 cm, rộng 78 cm, mặt đặt chân cột đường kính 54 cm. Đây là chân tảng còn tương đối nguyên vẹn hình dáng và đẹp nhất trong 6 chân tảng, các cánh sen chạm khắc còn rõ nét. Cánh sen thiết kế thành một vòng tròn nhìn từ trên xuống dưới. Trên mặt trang trí 16 cánh hoa sen chính bên trên và 16 cánh phụ bên dưới. Lòng chính giữa các cánh sen hình tròn không trang trí họa tiết, dáng tựa đài sen ôm lấy chân cột.
- Chân tảng thứ sáu tương đối vuông, kích thước chiều dài 77 cm, rộng 70 cm, mặt đặt chân cột đường kính 50 cm, hoa văn trang trí cánh hoa sen, hiện trạng chỉ còn 4 cánh hoa, chân tảng bị vỡ mất mảnh, hình dáng bị biến dạng., méo mó, rêu bám.
         Bộ sưu tập 06 chân tảng trên chất liệu đá cát, kích thước trung bình chiều dài 77 cm, rộng 70 cm. Các cánh sen thiết kế thành một vòng tròn nhìn từ trên xuống dưới. Trên mặt hoa văn trang trí 16 cánh hoa sen chính bên trên và 16 cánh phụ bên dưới (2 tầng sen). Lòng chính giữa các cánh sen hình tròn không trang trí họa tiết, dáng tựa đài sen ôm lấy chân cột. Chân tảng đá có công dụng chung sử dụng để bảo vệ chân cột gỗ khỏi bị ẩm thấp và chống mối mọt tại các chùa cổ Việt Nam. Các chân tảng đều phủ một lớp rêu do thời gian, bị sứt, mẻ, biến dạng.
Nhận xét bước đầu:
         Theo thống kê bước đầu của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 18 di tích thuộc dòng Thiền Trúc Lâm (*), trong đó có 9 di tích được xếp hạng Quốc gia như chùa: Côn Sơn, Thanh Mai, Minh Khánh, Bạch Hào, Đồng Ngọ, Chùa Nứa, Vĩnh Khánh, Văn Xá và chùa Quang Khánh. Trải qua năm tháng và chiến tranh, không ít ngôi cổ tự bị hư hại hoàn toàn hoặc còn lại phế tích, chùa Thời Lời/Đại Lại không nằm ngoài tình trạng trên.
         Căn cứ chất liệu đá cát, màu sắc và trang trí cánh hoa sen của di vật, đối chiếu với những chân tảng đã phát hiện tại chùa Huyền Thiên (Chí Linh) chúng tôi bước đầu xác định chân tảng đá chùa Thời Lời (Chí Linh, Hải Dương) có niên đại thời Trần (TK XIII-XIV). Như vậy chùa Quảng Sơn (Thời Lời) có lẽ cũng được xây dựng từ thời Trần khi mà Phật giáo thịnh hành./.
 
(*) Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi thống kê trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 18 di tích thuộc dòng thiền Trúc Lâm:
 
 
 
 
 
Chân tảng đá hoa sen thời Trần tại chùa Quảng Sơn (Thời Lời/Đại Lại)
phường Bến Tắm, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương
 
 
 
Bộ sưu tập 06 chân tảng đá hoa sen thời Trần
 
                                                           HOÀNG THỊ HƯƠNG
                                                       Trưởng phòng Nghiên cứu Sưu tầm 
Các tin mới hơn
PHÁT HIỆN MẢNH THÁP THỜI TRẦN TẠI CHÙA QUẢNG SƠN, KHU DÂN CƯ SỐ 3, PHƯỜNG BẾN TẮM, TP. CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG(04/05/2023)
THÁM SÁT TẠI DI CHỈ LÒ GỐM THANH KHƠI XÃ YẾT KIÊU (HUYỆN GIA LỘC)(23/11/2022)
TẤM BIA CỔ GHI SỰ TÍCH BẢNG NHÃN NGÔ HOÁN(06/06/2022)
PHÁT HIỆN DI CỐT NGƯỜI CÁCH NGÀY NAY 3000 - 3500 NĂM TẠI HANG DÊ (25/04/2022)
ĐẠO SẮC PHONG CỔ THỜI LÊ Ở MIẾU CỰ LỘC(20/04/2022)
Các tin cũ hơn
ĐỘC ĐÁO NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ BIA ĐÁ Ở ĐÌNH AN NHÂN(15/03/2022)
PHÁT HIỆN CỌC GỖ THỜI TRẦN Ở XÃ HOÀNH SƠN(15/03/2022)
TẤM BIA CỔ GHI CÔNG LAO CỤ NGHÈ TÂN TẠI MIẾU THƯỢNG CỐC (22/01/2022)
ĐOÀN CÁN BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU KINH THÀNH THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG(06/12/2021)
DẤU TÍCH VÙNG ĐẤT CỔ Ở AN KHOÁI(03/12/2021)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín