BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
TIN TỨC

      Việc bảo đảm, kéo dài tuổi thọ cho các hiện vật ở Bảo tàng vẫn còn nhiều nan giải do cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản còn khó khăn.
 
(Mái nhà kho bị vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo quản hiện vật)
      Những năm qua, các cán bộ Bảo tàng tỉnh đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức khai quật các hiện vật lịch sử. Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã hiến tặng, góp phần bổ sung, tạo sự phong phú cả về loại hình, chất liệu cho kho lưu giữ tư liệu, hiện vật ở đây.
      Khối lượng khổng lồ
      Bảo tàng tỉnh hiện lưu giữ trên 50.000 tư liệu, hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau như đồ đồng, đồ gốm, đồ đá, đồ gỗ, giấy... Trong đó phải kể đến một số hiện vật quý như trống đồng Hữu Chung thuộc văn hóa Đông Sơn (được công nhận là bảo vật quốc gia), bộ sưu tập gốm Cù Lao Chàm, gốm Chu Đậu, súng thần công, tháp mộ Huyền Quang, mộ thuyền, mộ Hán... Mỗi năm, Bảo tàng tỉnh lại tiếp nhận thêm hàng trăm tài liệu, hiện vật phục vụ việc trưng bày, tham quan, nghiên cứu của nhân dân.
      Với nguồn tư liệu, hiện vật quý giá này, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày với nội dung phong phú, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, thu hút ngày càng nhiều nhân dân và du khách tới tham quan, nghiên cứu. Điển hình như cuộc trưng bày "Cổ vật Thành Đông và các sưu tập cổ vật tư nhân tiêu biểu", "Tiếng sấm đường 5 với chiến thắng Điện Biên Phủ", "Nông cụ và đồ dùng sinh hoạt của người nông dân Hải Dương thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI", "Di sản Lý - Trần và khảo cổ học trên đất Hải Dương"...
      Theo ông Vũ Đình Tiến, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, với nguồn tư liệu, hiện vật hiện có, có thể coi bảo tàng là một "ngân hàng dữ liệu" về lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Hải Dương. Nguồn tài liệu, hiện vật phong phú đang được lưu giữ cùng với thành công của các cuộc trưng bày đã tạo thêm sức hút cho Bảo tàng tỉnh. Những năm gần đây, lượng khách tới Bảo tàng tham quan, nghiên cứu, học tập ngày càng tăng. Năm 2018, Bảo tàng tỉnh đón trên 17.000 lượt khách tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm, tăng hơn 1.000 lượt khách so với năm 2017.
      Khó bảo quản
      Để bảo quản khối lượng hiện vật lớn, đa dạng ở các loại hình, chất liệu là chuyện không hề dễ dàng. Các cán bộ Bảo tàng tỉnh luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc khi tiếp nhận hiện vật như vệ sinh, bảo quản sơ bộ, đăng ký làm phiếu theo mẫu quản lý hiện vật, thông qua Hội đồng khoa học, khảo cổ học để thành lập hồ sơ, lý lịch cho hiện vật. Sau đó, hiện vật sẽ được sắp xếp theo chất liệu, thời gian để đưa ra các phương án bảo quản một cách tốt nhất và dễ tra cứu. Hiện vật sau khi được đưa vào kho lưu trữ sẽ được kiểm tra định kỳ thường xuyên, bảo quản phòng ngừa (vệ sinh, bảo đảm độ ẩm, kiểm tra mối mọt...). Đồng thời, hằng năm có một đợt bảo quản trị liệu (bảo quản bằng hóa chất, phục chế các hiện vật bị hư hỏng). Công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho các hiện vật cũng thường xuyên được chú trọng, giúp ngăn chặn các hiện tượng trộm cắp, buôn bán cổ vật, nhất là đối với những hiện vật quý.
      Tuy nhiên hiện nay, việc bảo đảm, kéo dài tuổi thọ cho các hiện vật ở Bảo tàng vẫn còn nhiều nan giải do cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản còn khó khăn. Kho bảo quản của Bảo tàng là nhà kho cũ với tổng diện tích hơn 200m2, nhiều chỗ đã bị hư hại, thấm dột, chỉ đáp ứng lưu trữ được 50% khối lượng tư liệu, hiện vật hiện có. Nhiều hiện vật đang phải để trong phòng làm việc vì diện tích kho đã quá tải. Kho bảo quản hiện vật đang thiếu trầm trọng các trang thiết bị cần thiết như tủ, bục, điều hòa, hút ẩm, thiết bị giám sát tiêu chuẩn. Với khí hậu khắc nghiệt ở miền Bắc, nồm ẩm khiến nhiều hiện vật dễ bị nấm, mốc tác động, gây giảm tuổi thọ. "Trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất nhưng các cán bộ Bảo tàng luôn cố gắng thực hiện tốt các quy trình tiếp nhận và bảo quản hiện vật. Đồng thời luôn chú trọng, thường xuyên kiểm tra các hiện vật, nhất là các hiện vật dễ có nguy cơ bị tác động bởi môi trường để đưa ra các phương án giúp lưu giữ và bảo quản một cách tốt nhất", bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng phòng Trưng bày (Bảo tàng tỉnh) cho biết: Để các hiện vật của bảo tàng được bảo quản và kéo dài tuổi thọ, rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, của tỉnh nhằm xây dựng, mở rộng nhà trưng bày, kho bảo quản hiện vật đủ diện tích, trang thiết bị hiện đại; bổ sung cán bộ chuyên môn phục vụ công tác nghiên cứu, bảo quản hiện vật.
Nguồn: NGUYỄN TRƯỜNG (baohaiduong.vn)
Các tin mới hơn
BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG THÔNG BÁO!(30/08/2024)
NGÀY HỘI HIẾN MÁU “HẢI DƯƠNG NGÀN TRÁI TIM HỒNG” NĂM 2024(19/07/2024)
NGÀY THƠ LẦN THỨ 22 – HẢI DƯƠNG HOÀ ÂM CÙNG ĐẤT NƯỚC(23/02/2024)
THÔNG BÁO LỊCH THAM QUAN TRƯNG BÀY GỐM NGHỆ THUẬT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI BẢO TÀNG(08/01/2024)
THƯ NGỎ THAM QUAN, TRẢI NGHIỆM TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "NHỚ VỀ THỜI BAO CẤP"(17/11/2023)
Các tin cũ hơn
Lễ giỗ Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang và Đại lễ đàn Mông Sơn Thí Thực(28/02/2019)
Tinh phi cổ tháp - công trình của Chí Linh tri ân Bà chúa Sao Sa(25/02/2019)
Ngũ nhạc linh từ và lễ tế trời đất (Lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương)(21/02/2019)
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 18 – 27/2 với nhiều điểm nhấn đặc sắc(20/02/2019)
Đại lễ đúc chuông chùa Côn Sơn(20/02/2019)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín