BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
TRƯNG BÀY CỐ ĐỊNH

      Sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đất nước ta trong đó có nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ, có nhiều đổi thay đáng kể. Do đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, vật liệu xây dựng và nhiều phương tiện, đồ dùng mới, hiện đại xuất hiện; những ngôi nhà, căn bếp, đồ dùng cũ đã dần bị thay thế. Quá trình đó đã dẫn đến một thực trạng chung là những kiểu kiến trúc cổ truyền và nhiều loại nông cụ, đồ dùng sinh hoạt cũ vốn trước đây quen thuộc, gắn bó với người dân thì nay gần như vắng bóng, cả trong đời sống và tư duy của nhiều người.
Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, với ý tưởng không phải là “phục cổ”, mà là góp phần giúp khách tham quan, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu được một phần về cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của người Việt xưa trên đất Hải Dương, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã tiến hành nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức trưng bày Khu dân tộc học trong khuôn viên Bảo tàng. Năm 1995, sau nhiều lần thương lượng và trao đổi, ngôi nhà của tầng lớp Thượng lưu (nhà của quan Nghè Nguyễn Quý Tân, người Thượng Cốc, Gia Lộc) đã được phục dựng trong khuôn viên của Bảo tàng. Tiếp đến năm 1997, ngôi nhà của tầng lớp Trung lưu (nhà của thầy giáo Phạm Sỹ Ý, người An Lương, Thanh Hà) cũng đã được cán bộ Bảo tàng tỉnh sưu tầm và phục dựng. Đến năm 2017, để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút khách tham quan, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã chủ động sáng tạo đưa nội dung trải nghiệm một số công đoạn trong quy trình sản xuất gốm, cốm cổ truyền và một số trò chơi dân gian truyền thống vào hoạt động trải nghiệm. Kết quả đã thu hút được một lượng lớn khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó phần lớn là các em học sinh đến từ các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; các trung tâm Anh ngữ, trung tâm Kỹ năng sống…trên địa bàn tỉnh.
      Nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Bảo tàng, thu hút khách tham quan, đặc biệt là các em học sinh tới tham quan học tập, trải nghiệm tại Bảo tàng, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tháng 4 năm 2021, Bảo tàng tỉnh Hải Dương xây dựng kế hoạch phục dựng và tổ chức trải nghiệm “Không gian bếp Việt xưa” tại Bảo tàng.
Để phục dựng căn bếp và tổ chức trưng bày, trải nghiệm trong "Không gian bếp Việt xưa", Bảo tàng tỉnh đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu phục dựng căn bếp và sưu tầm, lựa chọn trên 100 hiện vật là đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất của nhân dân hai thôn Ngọc Hòa và Vĩnh Xuyên, xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Cùng với những hiện vật trong sưu tập đồ dùng sinh hoạt và nông cụ lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, phần trưng bày trong căn bếp đã cơ bản hoàn thành.
      “Không gian bếp Việt xưa” tại Bảo tàng được phục dựng liền kề với ngôi nhà của tầng lớp trung nông. Căn bếp được phục dựng theo kiểu tranh tre, vách đất, mái lợp lá gồi (theo truyền thống mái lợp rạ, tuy nhiên do tuổi thọ của mái rạ ngắn nên thay bằng lá gồi). Trong bếp có gác bếp. Trên nền bếp được chia thành 3 khu vực:
      1. Khu vực để cỗ đầu rau, đặt đống rấm và chứa tro bếp:
      Là khu vực thực hiện chức năng duy trì ngọn lửa từ khi bắt đầu đun cho đến khi kết thúc việc nấu nướng. Quá trình duy trì ngọn lửa được thực hiện trong lòng các cỗ đầu rau (giai đoạn về sau chuyển dùng bếp kiềng). Chức năng giữ lửa được thể hiện ở vị trí của đống rấm. Đây là vật giữ lửa suốt ngày đêm của mỗi gia đình, được đặt ở phía sau các cỗ đầu rau. Cũng ở phía sau các cỗ đầu rau và cạnh đống rấm là một khoảng rộng bằng cái sàng để vùi cơm, hầm cá, hầm cám… Mục đích của công đoạn này là nhờ sức nóng của các chất đốt cháy âm ỉ mà làm chín nức cơm (chín kỹ) hoặc ninh nhừ thực phẩm.
 
(Khu vực bếp) 
      2. Khu vực để chất đốt: Tại đây có đắp một cái thùng trấu, ngoài để trấu, trong đó còn chứa các loại chất đốt như: rơm, rạ, lá cây, củi…Khu vực này được ngăn cách với khu vực đặt các cỗ đầu rau một khoảng trống vừa đủ để người đun ngồi điều khiển các bếp khi đun, nấu đồ ăn.
 
(Khu vực để chất đốt) 
      3. Khu vực sơ chế thức ăn: khu vực này đặt một chiếc chạn, ống đũa (đũa xào, đũa ghế cơm), ống đóm, rế, que cời tro và cối xay lúa… Trong chạn đựng bát, đũa, nồi niêu, thức ăn…
 
(Chạn đựng thức ăn) 
      Ngoài những dụng cụ được bố trí ở 3 khu vực chính của căn bếp như nêu ở trên, trong không gian bếp còn có những chiếc quang treo (nhỏ) để cất trữ thức ăn, lương thực trong những dụng cụ to không thể cho vào chạn hay treo những quả giống, hạt giống trên xà, lên gác bếp hoặc xung quanh bếp. Các dụng cụ như rổ, rá, mẹt… được treo trên các bức vách. Đây là cách tận dụng tối đa diện tích và lợi dụng cách bảo quản truyền thống đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác và đến nay một số gia đình vẫn đang vận dụng.
      Cùng với việc phục dựng căn bếp, trưng bày và giới thiệu những đồ dùng sinh hoạt, công cụ và công năng sử dụng để chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ sinh hoạt trong các gia đình người Việt trước thời kỳ đổi mới, Bảo tàng tỉnh đã tiến hành nghiên cứu nội dung, đưa hoạt động trải nghiệm xay lúa, giã gạo ngay trong “Không gian bếp Việt xưa”. Tại đây, khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm xay lúa, giã gạo bằng những chiếc cối xay, cối giã truyền thống; được sàng, sảy để biến những hạt thóc vàng óng thành hạt gạo trắng ngần,…Thông qua hoạt động trải nghiệm này, khách tham quan thuộc thế hệ trung niên, cao tuổi đã từng trải qua, có cơ hội được đắm mình, được sống lại trong một không gian gần gũi, ấm áp đầy ắp kỷ niệm về miền quê xưa yên bình; giúp các bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh hiểu hơn về sự sáng tạo, tài hoa, khéo léo của ông cha ta trong cách tạo ra các đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm để phục vụ đời sống sinh hoạt sản xuất. Từ đó giúp nâng cao ý thức cho thế hệ trẻ, biết trân trọng những giá trị lịch sử mà cha ông đã tạo dựng. Đồng thời tạo hứng thú, sự say mê sáng tạo, phát minh và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Nguyễn Thị Liên
Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Các tin mới hơn
ĐOÀN CÁN BỘ, CHIẾN SỸ BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH THAM QUAN BẢO TÀNG(23/03/2023)
MẢNH XÁC MÁY BAY MỸ F8U TẠI BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG(15/11/2022)
ĐOÀN CÁN BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU KINH THÀNH LÀM VIỆC TẠI BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG (21/09/2022)
CÔNG TÁC PHỐI HỢP BẢO QUẢN TRỊ LIỆU NHÓM HIỆN VẬT CHẤT LIỆU KIM LOẠI TẠI BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG (30/08/2022)
XÂY DỰNG CÁC CLIP NGẮN GIÚP BẢO TÀNG ĐẾN GẦN HƠN VỚI KHÁCH THAM QUAN(04/04/2022)
Các tin cũ hơn
ĐỂ BẢO TÀNG TRỞ THÀNH ĐIỂM ẤN TƯỢNG TRONG LÒNG DU KHÁCH(16/08/2021)
MÁY BAY MIG-21 - HIỆN VẬT ĐỘC ĐÁO TẠI BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG(07/07/2021)
KHÔNG GIAN BẾP VIỆT XƯA - GỢI NHỚ KÝ ỨC MỘT THỜI(06/07/2021)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín