BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
SƯU TẦM CHUYÊN ĐỀ

         Trong đợt khảo sát khảo cổ học vào đầu năm 2020 tại tỉnh Hải Dương, cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã khảo sát một số cây cầu đá đá cổ ở huyện Tứ Kỳ. Trong thông báo này, chúng tôi trình bày cây cầu đá Nho Lâm ở xã Văn Tố.
         Cầu Nho Lâm là cây cầu đá nhỏ bắc qua một con dòng chảy nhỏ qua thôn Nho Lâm, xã Văn Tố, cầu có vị trí tọa độ 20047’39” vĩ độ Bắc, 106026’05” kinh độ Đông.
         Theo các cụ cao niên trong thôn cho biết, trải qua thời gian dài trong lịch sử và sự hủy hoại của thiên nhiên, chiếc cầu đã bị hư hỏng một số bộ phận và đã qua vài lần tu sửa. Lần tu sửa gần đây, để gia cố thêm tải trọng của cầu, người dân địa phương đã xây thêm 2 cột trụ vuông bằng gạch, trát vữa bên ngoài và 2 dầm đầu cầu đã bị bê tông đổ lấp. Tuy nhiên cấu trúc cầu không thay đổi so với ban đầu. Cầu có kết cấu cột trụ, dầm và đá phiến lát trên. Toàn bộ cầu làm bằng đá xanh, không có chất kết dính.
         Hiện tại, cầu dài 11,05m, rộng 1,40m, có 6 nhịp cầu với 7 dầm cầu và 14 chân cột xếp thành 7 hàng mỗi bên. Chân cột đá, thân hình trụ, đầu trên to, đường kính gần 30cm, phần dưới nhỏ dần cắm sâu xuống dòng chảy. Hai hàng chân cột ở giữa dòng chảy nhô cao hơn khoảng 20cm nhằm tạo độ cong cho mặt cầu. Trên mỗi hàng cột được đặt một thanh dầm đá to hình chữ nhật (kích thước: 20cm x 30cm), mỗi đầu dầm nhô ra khỏi thân cầu khoảng 30cm. Đặc biệt chú ý là, mỗi đầu dầm đều được chạm khắc hình vân mây cách diệu hình đầu rồng trong tư thế ngẩng cao đầu. Phần phía trên các thanh dầm được người xưa đặt nhiều phiến đá dày 0,18m tạo mặt bằng đường đi trên cầu. Dọc hai thành cầu được khắc tạo những đường soi chỉ nổi, tạo dáng thanh thoát cho cầu.
 
Hình 1. Cầu Nho Lâm, xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ
 
          Do cầu không có bia đá, nên việc xác định niên đại cầu dựa vào sự nghiên cứu so sánh với các cây cầu khác trong vùng và việc khảo sát các văn bản Hán Nôm cổ trong khu vực xã Văn Tố. Kết quả khảo sát của chúng ta cho thấy, xưa kia huyện Tứ Kỳ có hàng chục cây cầu đá cổ, tuy nhiên vì nhiều lý do mà hiện nay còn tồn tại 3 cầu. Đó là cầu Sĩ, thôn Hiền Sĩ, xã Tây Kỳ; cầu Gang thôn Quảng Xuyên, xã Tứ Xuyên và cây cầu Nho Lâm, xã Văn Tố.
         Khi so sánh về kết cấu, họa tiết trang trí trên dầm cầu và mặt cầu Nho Lâm với các cầu đá Hà Tràng (xã Thăng Long, huyện Kinh Môn), cầu Hảo Thôn (xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách), cầu Đông Tràng (xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà), chúng tôi cho rằng, cầu Nho Lâm có nhiều điểm tương đồng. Bước đầu, chúng tôi xác định cầu Nho Lâm có niên đại vào cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, cách nay hơn 200 năm. Niên đại này rất phù hợp với bối cảnh lịch sử, văn hóa của vùng Văn Tố cổ xưa được ghi rõ trong văn chỉ ở đình Nho Lâm.
 
Nhận xét:
 
         1. Đến nay, cây cầu Nho Lâm vẫn được nhân dân địa phương sử dụng. Theo người dân cho biết, họ gìn giữ cây cầu như một báu vật văn hóa của quê hương và cây cầu hiện giờ chủ yếu dành cho người dân thôn Nho Lâm đến cầu lễ tại đình Nho Lâm, nơi thờ nhân thần Y Pháp Đại tướng quân có công đánh giặc Nguyên Mông. Theo lịch sử địa phương, đình Nho Lâm được xây vào thời Lê Trung Hưng, đến nay đã qua nhiều lần tu bổ.
         2. Hải Dương là địa phương có nhiều cây cầu đá cổ, một số rất ít còn bia dựng cầu. Niên đại tạo dựng cầu chủ yếu vào thế kỷ XVIII và XIX. Qua so sánh kết cấu cây cầu đá Nho Lâm với các cây cầu đá khác ở trong khu vực tỉnh Hải Dương cho thấy chúng cùng chung một kiểu kết cấu cầu: Cột + dầm + đá tấm rải. Đặc biệt chú ý là phần lớn phần đầu dầm cầu có điêu khắc hình vân mây, hay hình hoa lá cách điệu hình đầu rồng. Niên đại cầu đá Nho Lâm bước đầu được xác định vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
 
TRÌNH NĂNG CHUNG (Viện KCH)
HOÀNG THỊ HƯƠNG (BT. Hải Dương)
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hải Dương 1999. Hải Dương Di tích và danh thắng, tập I.
- Trình Năng Chung, Chu Mạnh Quyền 2020. Cây cầu đá thời Lê ở Giang Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2020.
Các tin mới hơn
KỲ CÔNG SƯU TẦM CHIẾC TI VI MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU GIA ĐÌNH THỜI BAO CẤP (13/11/2023)
CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU, HIỆN VẬT, HÌNH ẢNH PHỤC VỤ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “NHỚ VỀ THỜI BAO CẤP”(13/11/2023)
BỨC THƯ ĐẶC BIỆT VÀ NHỮNG PHÁT LỘ KỲ DIỆU TỪ LÒNG ĐẤT(08/09/2023)
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU SƯU TẦM HIỆN VẬT TRONG 5 NĂM (2018-2023) CỦA BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG(29/06/2023)
TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU SƯU TẦM NĂM 2022, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2023(21/02/2023)
Các tin cũ hơn
NHỮNG SỰ KIỆN BÁC HỒ VỚI HẢI DƯƠNG(24/06/2022)
TRAO TẶNG 24 CỐI ĐÁ CHO BẢO TÀNG TỈNH(04/06/2022)
TRAO TẶNG CÂY XANH VÀ BẢNG BIỂU CHO BẢO TÀNG TỈNH - HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA CHÀO ĐÓN SEGAME 31(17/05/2022)
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ "XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CỘNG TÁC VIÊN SƯU TẦM TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG"(28/04/2022)
CÂY CẦU ĐÁ CÓ NIÊN ĐẠI TUYỆT ĐỐI Ở KINH MÔN - HẢI DƯƠNG(22/02/2022)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín