BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH

               Đình Thượng Sơn, xã Tái Sơn (Tứ Kỳ) - di tích cấp tỉnh được Nhà nước xếp hạng năm 2015 là một bằng chứng về lịch sử văn hóa hào hùng cùa người dân Thượng Sơn. Đây là một công trình văn hóa, nơi tưởng niệm Uy Minh vương Lý Nhật Vinh (còn gọi là Vinh Lang hoàng tử) con thứ hai của vua Lý Thái Tông - người có công đánh giặc ngoại xâm và giúp dân làng Thượng Sơn khai hoang lập ấp, mở mang đồng ruộng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, xây dựng cuộc sống ấm no.
 
Mặt trước đình Thượng Sơn
Nơi gắn bó với cuộc đời hoàng tử Lý Nhật Vinh
 
              Theo nội dung bia “Thần tích bi ký” hiện lưu giữ tại đình Thượng Sơn, Lý Nhật Vinh là con trai thứ hai của vua Lý Thái Tông, từ khi còn nhỏ đã rất thông minh hiếu học, đức trọng tài cao, yêu nước thương dân sâu sắc. Vào năm 1039, đất nước thường bị giặc Ai Lao sang quấy phá, nhà vua sai các hoàng tử đi tìm nơi lập đồn sở để đánh giặc. Theo lệnh vua cha, hoàng tử Lý Nhật Vinh đi tuần phòng thiên hạ, khi đến chùa Cảnh (còn gọi là chùa Bến) thuộc địa giới khu Trung, trang Ngọc Tái, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng thấy một gò đất cao, có núi bao quanh như rồng, hổ ôm ấp, đất đai trù phú, cây cỏ tốt tươi bèn lập đồn sở đóng quân tại đây. Thông qua tổ chức cuộc thi đấu vật, hoàng tử chọn hai người tài ba, dũng cảm nhất trong trang là ông Nguyễn Viết Hùng ở khu Trung và ông Lê Viết Trương ở khu Thượng, sau đó dâng biểu lên vua phong cho họ làm lực sĩ gia thần để cai quản binh sĩ đồng thời chiêu mộ, tuyển chọn thêm 200 người trong trang để tăng cường lực lượng rồi chia lập đồn trại luyện quân. Đội quân do hoàng tử chỉ huy ngày một hùng mạnh, tinh nhuệ và chiến đấu lập nhiều công lớn. Với nhiều công lao to lớn trong công cuộc giữ nước, vua Lý Thánh Tông đã hạ chiếu sắc phong hoàng tử là Uy Minh vương, thăng chức Đại đô úy, thống quản các châu, trấn và việc quan dân toàn bộ vùng đất thuộc ngoại thành Thăng Long (chạy xuôi về Đông theo lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình). Tại trang Ngọc Tái, hoàng tử Lý Nhật Vinh thường dành thời gian gần gũi nhân dân, hướng dẫn nhân dân khai hoang, lập ấp, phát triển chăn nuôi, lấy việc dân no ấm yên vui hạnh phúc làm gốc của việc cai trị nên được nhân dân vô cùng yêu mến, cảm phục. Sau khi hoàng tử mất, nhân dân làng Thượng Sơn xưa để ghi nhớ sự tích, công lao của hoàng tử đã xây dựng đình để muôn đời tưởng niệm. Tương truyền, về sau hoàng tử còn ứng linh giúp các vua nhà Trần, nhà Lê khai sáng cơ đồ, cầu gió, cầu mưa đều ứng nghiệm được nhiều triều đại khen phong mỹ tự và ban sắc phong.
Niềm tự hào của người dân địa phương
               Đình Thượng Sơn xây dựng từ sớm, đến thời Nguyễn được xây dựng lại khang trang. Năm 1948, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, dân làng tuy rất luyến tiếc nhưng đã kiên quyết giải hạ ngôi đình không cho thực dân Pháp đóng bốt, lập tề hòng đàn áp phong trào cách mạng của địa phương. Năm 2012, ngôi đình được xây dựng lại kiểu chữ Đinh (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung với quy mô lớn, đồng bộ, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống.
               Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đình Thượng Sơn không chỉ là nơi thờ phụng người có công với nước, với dân mà còn là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của địa phương như: nơi truyền bá chữ Quốc ngữ cho nhân dân trong vùng, nơi tập kết, tiễn đưa hàng trăm con em địa phương lên đường chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ tổ quốc tại chiến trường miền Nam.
               Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng hiện nay đình vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như sắc phong niên hiệu Khải Định 9 (1924), bia “Thần tích bi ký” khắc dựng năm Tự Đức 14 (1861) ghi chép về thân thế và sự nghiệp của hoàng tử Lý Nhật Vinh và giếng nước cổ có giá trị.
               Hàng năm, ngoài những ngày sóc, vọng, lễ tết... được nhân dân tín ngưỡng chiếm bái, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày mất của hoàng tử Lý Nhật Vinh được chính quyền và nhân địa phương tổ chức trọng thể, diễn ra trong ba ngày từ ngày 19 - 21 tháng 11 (âm lịch) với các hình thức tế thần, rước kiệu... nhằm tri ân vị Thành hoàng làng, ôn lại điển tích xưa, cầu mong mưa thuận gió hòa, dân an, vật thịnh. Bên cạnh phần lễ, còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như cờ tướng, kéo co, đập niêu, bắt vịt...
               Đình Thượng Sơn không chỉ là một quần thể di tích đa dạng, hấp dẫn du khách tham quan chiêm bái, mà còn là một địa chỉ văn hóa, góp phần to lớn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục tập quán, lịch sử, bản sắc văn hóa của địa phương.
                                                                     ĐẶNG THỊ THU THƠM
                                                                        Phòng di tích 
Các tin mới hơn
XÃ CẨM HOÀNG (HUYỆN CẨM GIÀNG) TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH ĐÌNH PHÍ XÁ (19/04/2024)
KHẢO SÁT DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA NĂM 2024(16/04/2024)
THÔNG BÁO DANH MỤC DI TÍCH XÂY DỰNG HỒ SƠ XẾP HẠNG NĂM 2023(30/06/2023)
KHẢO SÁT DI TÍCH ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA(09/05/2023)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC MỞ RỘNG XÉT DUYỆT HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH NĂM 2022(12/12/2022)
Các tin cũ hơn
NGÔI ĐÌNH CỔ THỜ DANH TƯỚNG THỜI TIỀN LÝ(26/11/2021)
MIẾU HỘI YÊN DI TÍCH GẮN VỚI CÂU CHUYỆN VỀ CÔNG CHÚA THỦY TINH(26/11/2021)
ĐỘC ĐÁO NGÔI ĐỀN THỜ BÀ CHÚA TẠI XÃ TIÊN PHONG, HUYỆN THANH MIỆN (24/11/2021)
NGÔI ĐÌNH THỜ HAI VỊ THÀNH HOÀNG CÓ CÔNG GIÚP TRIỆU QUANG PHỤC ĐÁNH GIẶC LƯƠNG(16/11/2021)
PHỐI HỢP KHẢO SÁT HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỂ BỔ SUNG TƯ LIỆU KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG HỒ SƠ DI SẢN THẾ GIỚI(29/06/2021)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín