BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

      Làng Cổ Pháp được hình thành từ khá sớm trong lịch sử. Đầu thế kỷ 19, Cổ Pháp thuộc trang Cổ Khê, tổng An Điền, huyện Chí Linh, trấn Hải Dương. Trước Cách mạng Tháng 8/1945, Cổ Pháp là một xã thuộc tổng An Phú, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tọa lạc tại trung tâm thôn, Đình Cổ Pháp thờ 3 vị Thành hoàng là Đức Đại Vương (hiệu là Li Bạch) cùng 2 phu nhân là Ôn Hậu và Phương Dung có công giúp vua Lê Thái Tổ đánh giặc Minh TK XV.
      Theo sự tích truyền lưu truyền tại địa phương, ngài quê ở Danh Lam đất Ngũ Lĩnh, thuộc tỉnh Nghệ. Cha ngài là Lê Danh Quế, mẹ là Vũ Thị Trình vốn là người tu nhân tích đức. Ngày 5 tháng 5 năm Giáp Tý, bà Vũ Thị nằm mộng thấy sáng đỏ rực rỡ đầy nhà và có con bạch hoa xà nằm uốn khúc, chợt thấy một cành hoa sen trắng nở. Bà Vũ Thị giơ tay cầm lấy, ngửi rồi thụ thai. Đến ngày 12 tháng 2 năm Ất Sửu sinh ra một đứa trẻ mặt mũi khôi khô tuấn tú và đặt tên húy là Bạch, lớn lên văn võ toàn tài, chí lớn tung hoành.
 
(Đình Cổ Pháp - nơi thờ Đức Đại vương cùng hai phu nhân có công giúp Vua Lê Thái Tổ) 
      Thời bấy giờ quân nhà Minh sang xâm lược nước ta, Đức Đại Vương xin được theo vua Lê Thái Tổ đưa quân đi đánh giặc, đóng đồn ở Lạc Thủy thuộc về tỉnh Thanh Hóa, làm lễ thiên địa và bách linh thần. Một hôm có một vị tiên ông hiện lên báo mộng với ngài rằng: nay mai Đại Vương gặp 2 người con gái cùng giúp nước bình giặc mới xong. Đến ngày 11 tháng 12, Đức Đại Vương đưa quân đến khoảng giữa đường huyện Chí Linh bỗng gặp hai người con gái nhan sắc tuyệt trần, người chị tên là Ôn Hậu, người em tên là Phương Dung. Hai người con gái tự xưng là là vợ Đức Đại Vương đội lệnh Ngọc Hoàng giáng sinh xuống trần cùng giúp nước bình giặc. Ngài vô cùng cảm mến, rước hai nàng về đồn làm tiệc khao quân sĩ, tự đạt là đệ nhất phu nhân và đệ nhị phu nhân. Sau này ba vợ chồng ngài cùng đánh giặc ở đất Yên Mang (gọi là Nga Lạc Bầu). Quân giặc phải thua chạy.
      Đến ngày 4 tháng 5, tướng nhà Minh là Lý Bông ở Thi Tức, người Mã Kỳ, người Trần Trí đền trốn chạy sang Ai Lao, nhà Minh lại sai Liễu Thăng, Mộc Thạch, Lương Minh, Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Nguyễn Đức, Viên Do và người Quảng Tây sang đánh phá lũ quan. Đức Li Bạch cùng với 2 bà phu nhân đánh giặc Liễu Thăng ở đảo Mã Pha, giết được hơn 1 vạn quân, Mộc Thạch sợ vỡ quân chạy, Vương Thông ra xin hòa. Sau đó đất nước được thái bình. Đến ngày 12 tháng 8, bỗng thấy trời u ám, nước sông cuồn cuộn, sấm sét ầm ầm, Đức Li Bạch và 2 bà phu nhân tự dưng biến mất.
      Do có công lao đánh giặc giữ nước, vua Lê Thái Tổ Vua Lê Thái Tổ lấy làm thương xót ngậm ngùi, lập tức cử triều thần tặng phong cho ngài là Thượng Đẳng Thần, sắc phong 3 đạo cho Đức Đại Vương và 2 phu nhân là Thành hoàng làng, cho 10 quan tiền để lập miếu thờ phụng. Sau đời vua Lê Thái Tổ, Đức Đại Vương cùng 2 vị phu nhân được các đời vua sau ban sắc phong như năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), Tự Đức thứ 6 (1853), 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909), 4 (1910), Khải Định 9 (1924).
      Theo tươnng truyền trong nhân dân, đình Cổ Pháp được khởi dựng từ khá sớm trên nền đất cao ráo, thoáng rộng theo hướng Tây. Đình đã trải qua nhiều lần tu sửa. Thời Nguyễn đình được nâng cấp thành ngôi đình khang trang, to đẹp với kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung bằng gỗ tứ thiết. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp đình bị phá hủy hoàn toàn. Năm 2006, nhân dân xây dựng lại đình gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung để thờ các vị Thành hoàng. Năm 2019, bằng tắm lòng công đức của con em quê hương, ngôi đình được nâng cấp, tu sửa khang trang như hiện nay.
      Hiện nay, đình Cổ Pháp có kiến trúc kiểu chữ công (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung, chất liệu bê tông cốt thép giả gỗ, móng tường xây bằng gạch chỉ. mái lợp ngói mũi, các góc mái đình có đắp đầu đao hình rồng, bờ nóc đắp nổi đề án “lưỡng long trầu nguyệt”
      Lễ hội đình Cổ Pháp được tổ chức hàng năm vào 2 ngày 11 và 12 tháng 2 (âm lịch) trong đó ngày 12 là trọng hội kỷ niệm ngày sinh nhật ngài Đức Đại Vương Li Bạch. Trong lễ hội có rước kiệu ngai các vị Thành hoàng, tế lễ Thành hoàng. Ngoài ra còn tổ chức các trò chơi dân gian đặc sắc như hát quan họ trên thuyền, bịt mắt bắt lợn, bắt vịt, cầu thùm, đập niêu...thu hút đông đảo người dân tham gia, không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng.
Hương Thủy
Phòng Ngiên cứu lịch sử địa phương
Theo Báo Hải Dương
Các tin mới hơn
KÝ ỨC HỘI ĐÌNH HÀN BƠI(16/11/2023)
LỄ HỘI ĐÌNH- CHÙA CÕI(20/03/2023)
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LÀNG LA ĐÔI(06/03/2023)
Các tin cũ hơn
ĐÌNH QUAN ĐÌNH VÀ SỰ TÍCH 3 VỊ THÀNH HOÀNG(09/09/2021)
NGÔI ĐÌNH THỜ BA VỊ THÀNH HOÀNG CÓ CÔNG GIÚP HAI BÀ TRƯNG ĐÁNH GIẶC(29/07/2021)
BẢNG NHÃN ĐỖ UÔNG - CÔNG THẦN TIẾT NGHĨA TRIỀU LÊ(17/06/2021)
HOÀNG GIÁP NGUYỄN PHỤC VÀ NHỮNG DI TÍCH THỜ ÔNG TẠI HẢI DƯƠNG(28/05/2021)
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ PHÙNG CHÍ KIÊN (18/5/1901 - 18/5/2021)(12/05/2021)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín