BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
SƯU TẦM CHUYÊN ĐỀ

         Do nghi là người đứng đầu anh em tù binh mà cai ngục đã đánh dập 10 đầu ngón tay chiến sĩ Nghiêm Công Cự, để người tù không chết ngay mà sống trong đau đớn.
 
         Trong lần sưu tầm hiện vật của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đầy, tôi được gặp ông Nghiêm Công Cự - Thương binh hạng 4/4, sinh năm 1942 tại phố Cô Đông, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Trú quán tại 68C phố Chi Lăng, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương và được nghe kể câu chuyện trên.
 
Ý chí của người tù Phú Quốc
 
         Ông Cự xin tham gia nhập ngũ tại đơn vị Đại đội 19, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 vào tháng 4 năm 1963. Hai năm sau (1965), ông cùng đơn vị tòng quân vào Nam chiến đấu, biên chế thuộc Liên đội 9, Trung đoàn Quyết Tâm, Sư đoàn Sao Vàng.
         Ngày 17/7/1967, do bị thương khi chiến đấu, ông bị bắt tại Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Quân địch đưa ông về bệnh viện Quy Nhơn điều trị. Sau nhiều đòn tra tấn lấy cung tại trại giam Phú Tài, địch bất lực trước người chiến sĩ cộng sản và đầy ông ra đảo Phú Quốc, với số tù 222-529. Đây là trại giam lớn nhất của Mỹ, ngụy, sự tàn ác, dã man ở nơi này hơn hẳn các nhà tù khác, đây được ví như “địa ngục trần gian”. Theo thống kê của Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đầy, quân Mỹ, ngụy dùng 57 hình thức tra tấn tù binh tại trại giam Phú Quốc từ năm 1967 đến 1973. Ông Cự bị tra tấn đủ loại hình tàn khốc nhất như đánh bằng dùi cui, roi điện, “đi máy bay, tàu ngầm”, đóng đinh, nướng trên lửa, bỏ vào thùng phuy đầy nước rồi dùng báng súng gõ vào thùng cho đến khi hộc máu mũi, thủng màng nhĩ,... Chưa hết, từ sĩ quan đến binh lính ngụy ngang nhiên ăn chặn thức ăn của tù binh, trộn thuốc độc vào thực phẩm, khiến tù binh đi ngoài và ốm hàng loạt,... Trong suốt thời gian bị giam cầm ở nhà tù, (cho dù) địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn vô cùng dã man nhằm khai thác thông tin nhưng với bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, ông Nghiêm Công Cự kiên quyết không khai báo tổ chức dù cho địch tra tấn khiến ông đau đớn chết đi sống lại nhiều lần.
Tại trại giam Phú Quốc, ông tham gia phong trào đấu tranh tuyệt thực (15 ngày) đòi quyền lợi cho tù binh, phản đối các việc có tính chất quân sự và chính trị, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng.
         Ông Cự kể lại: “Nửa đêm, ngày 24/5/1969, địch vào trại giam tù binh điểm danh và đánh đập anh em cùng phòng vô cớ, tôi xót xa đã đứng lên bênh đồng đội bằng hành động giơ tay hô to “đả đảo, đả đảo”. Sáng hôm sau, tôi bị địch đưa ra tra hỏi vì cho rằng là chủ mưu: “Hôm qua, tay nào mày giơ lên hô đả đảo”. Tôi giơ cả 2 bàn tay ra, thế là chúng dùng búa đánh dập từng ngón tay, cho đến khi 10 đầu ngón tay máu tóe ra dòng dòng mới thôi. Ban đầu những vết thương sưng lên làm tôi liên tục phải sống trong cảnh đau đớn, không cầm, nắm được gì. Sau một thời gian, vết thương có phần lành hơn, các đầu ngón tay mọc móng mới nhưng bị vẹo và méo mó không được đẹp như ban đầu”.
         Ông Cự xúc động nói tiếp: “Địch làm như vậy để khiến tù binh không chết ngay mà phải chịu đựng cảnh đau đớn hành hạ mỗi ngày do vết thương hoại tử. Khi không chịu nổi, buộc tù binh phải khai thông tin mà chúng cần”.
Tuy phải chịu đựng cảnh tra tấn tàn bạo nhưng người chiến sỹ vẫn kiên cường, bất khuất, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, còn sống là còn chiến đấu.
         Ngày 17/3/1973, ông Nghiêm Công Cự được trao trả theo các điều khoản của Hiệp định Paris (27/1/1973) tại sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị. Là một trong những chiến sĩ cách mạng bị tàn phế nặng nề do phải chịu đựng nhiều đòn tra tấn tàn bạo của kè thù nên sau khi được trao trả, ông được đưa về Nhà an dưỡng tại Đoàn 596, xã Nam Hùng, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định).
 
Ngày trở và cống hiến
 
         Cuối năm 1973, ông Cự là thương binh hạng 4/4 xuất ngũ, chuyển ngành về công tác tại Nhà máy Sứ Hải Dương. Ông cùng các công nhân trong phân xưởng tạo ra nhiều sản phẩm sứ phục vụ sinh hoạt, đời sống văn hóa trong và ngoài nước, đem lại doanh thu và tiếng tăm cho Nhà máy. Năm 1989, ông nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước.
         Ông Nghiêm Công Cự đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, Huy hiệu, Kỷ niệm chương, Bằng khen, Giấy khen (Huân chương giải phóng hạng Nhất (số 175/HD, ngày 01/12/1975), hạng Hai (số 416/HD, ngày 01/12/1975), hạng Ba (số 916/HD); Huân chương kháng chiến hạng Nhì, số 97, ngày 02/03/1998; Kỷ niệm chương chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đầy; Kỷ niệm chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 40 năm chiến thắng trở về; Huy hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và giấy chứng nhận (ngày 01/01/2013),....)
         Hiện nay, ông Nghiêm Công Cự sinh hoạt tại Tổ hưu khu 15, phường Nguyễn Trãi, thành viên Hội cựu chiến binh phường, đặc biệt ông làm gần 10 năm Tổ trưởng dân phố khu 15 (1991 - 2000). Với bản chất chiến đấu anh dũng, cống hiến hết mình, không sợ hy sinh gian khó, trở về địa phương ông vẫn giữ được phong cách trên, luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ông có nhiều đóng góp cho địa phương, giúp đỡ bà con trong khu phố với nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, động viên gia đình có con cái hư hỏng, hướng dẫn các cháu chăm ngoan hơn, can thiệp giải hòa nhiều vụ cãi nhau, mất trật tự khu phố,...
         Gia đình ông Cự được công nhận là gia đình văn hóa. Bản thân ông được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Danh hiệu “Người công dân kiểu mẫu”, nhân kỷ niệm 45 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1992). Ông xứng đáng là tấm gương anh bộ đội cụ Hồ chuẩn mực đạo đức để thế hệ trẻ học tập.
 
 
 
Vợ ông Nghiêm Công Cự hạnh phúc khi được chăm sóc đôi bàn tay của chồng
 
 
                                               HOÀNG THỊ HƯƠNG
                                             Trưởng phòng Nghiên cứu Sưu tầm 
Các tin mới hơn
KỲ CÔNG SƯU TẦM CHIẾC TI VI MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU GIA ĐÌNH THỜI BAO CẤP (13/11/2023)
CÔNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU, HIỆN VẬT, HÌNH ẢNH PHỤC VỤ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “NHỚ VỀ THỜI BAO CẤP”(13/11/2023)
BỨC THƯ ĐẶC BIỆT VÀ NHỮNG PHÁT LỘ KỲ DIỆU TỪ LÒNG ĐẤT(08/09/2023)
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU SƯU TẦM HIỆN VẬT TRONG 5 NĂM (2018-2023) CỦA BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG(29/06/2023)
TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU SƯU TẦM NĂM 2022, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2023(21/02/2023)
Các tin cũ hơn
KHẢO SÁT DI CHỈ GỐM Ở BÌNH GIANG(22/09/2022)
NGƯỜI 2 LẦN ĐƯỢC HOÃN BÁO TỬ(22/09/2022)
TRAO TẶNG HIỆN VẬT CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC TỈNH THĂM QUÂN, DÂN HUYỆN ĐẢO TRƯỜNG SA CHO BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG (30/08/2022)
HAI CHIẾC GIẾNG CỔ Ở HUYỆN TỨ KỲ VÀ CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG(08/07/2022)
CÂY CẦU ĐÁ CỔ Ở XÃ VĂN TỐ, HUYỆN TỨ KỲ, HẢI DƯƠNG(05/07/2022)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín