BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH

         An Lạc là vùng đất “Bán sơn địa” nằm về phía Đông Nam thành phố Chí Linh, cách trung tâm Sao Đỏ khoảng 6km, có diện tích tự nhiên khoảng 4km2, nơi đây có tới 99 quả đồi lớn nhỏ cao từ 15-100 m. Phía nam có dòng Nguyệt Giang êm đềm, uốn khúc. Ngược dòng lịch sử thôn Đại (phường An Lạc) xưa có tên là Dược Đậu trang, núi non giăng thành, đường thủy bộ thuận xuôi, vào thế kỷ X nơi đây đã trở thành một phòng tuyến, một hậu cứ bảo vệ và tấn công kẻ thù xâm phạm miền Đông Bắc của tổ quốc.
 
 
 
         An Lạc tuy không phải quê hương nhưng lại là mảnh đất gắn bó mật thiết với Lê Đại Hành - là tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn, sinh năm Tân Sửu (941) trong một gia đình nghèo khó “Bố dỡ đó, mẹ xó chùa” thuộc châu Ái (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Cha họ Lê, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi ông còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ để sinh sống và học hành. Tuổi trẻ chí cao, ông học rất giỏi, văn võ toàn tài. Năm 16 tuổi, nghe tin ở quê hương Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh phất cờ khởi nghĩa nhằm đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Lê Hoàn xin được đi theo, từ đó ông sát cánh bên Đinh Bộ Lĩnh xông pha chiến trận, dẹp tan loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ). Tháng 10 năm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, tháng 7 năm Canh Thìn (980), sau khi nắm được tình hình Giao Châu vua Tống liền xuống chiếu điều tướng, chỉnh quân để tiến về nam chiếm nước Đại Cồ Việt. Phía nhà Tống chuẩn bị tiến quân, trong triều Đinh lúc này chỉ có Thái hậu Dương Vân Nga là người giữ quyền quyết định, nhưng trước thời cuộc, bà nhận thấy rằng: “Con trai bà là Đinh Toàn chưa thể kham nổi một cuộc chiến tranh chống chọi với người Bắc và cũng không đủ tài ba để huy động sức mạnh của mọi người!”.
         Bên cạnh đó, những võ tướng tài ba như Phạm Cự Lượng cũng nhận thức được rằng: Yêu cầu bức thiết của đất nước lúc này là cần sức mạnh để thắng giặc, cho nên quyền lợi của đất nước phải được đặt lên trên quyền lợi của mọi dòng họ. Thái hậu Dương Vân Nga xác định chỉ có Lê Hoàn mới là người có đủ tài năng uy tín, lãnh đạo quân dân cả nước đánh bại thù trong giặc ngoài. Chính vị tướng giỏi như Phạm Cự Lượng cũng tự nhận tài đức của Lê Hoàn trội hơn mình mà suy tôn. Dương Thái hậu biết dẹp những lợi ích riêng của gia đình và dòng họ, cân nhắc kỹ giữa tình nhà và nạn nước, cho việc con bà thoái vị là phải, mời Lê Hoàn lên ngôi là thuận nhân tâm. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn của một phụ nữ thức thời, biết đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi gia tộc. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tiếp tục củng cố triều đình Hoa Lư, lập Bộ chỉ huy kháng chiến, kén tướng luyện quân, triển khai công tác bố phòng. Trước hết là lập hệ thống phòng thủ để bảo vệ kinh đô Hoa Lư, cũng tức là bảo vệ đầu não của một quốc gia độc lập thời phong kiến. Lực lượng quân đội trong thành Hoa Lư thường có 3.000 thiên tử quân. Lê Hoàn đã tái tạo một Bạch Đằng giang, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân. Đại thắng năm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Cồ Việt, Đại Việt sau này bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.
 
 
 
Tượng thờ vua Lê Đại Hành
 
         Không chậm trễ, Lê Đại Hành dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế, bên ngoài thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc. Năm Quý Tỵ (993), nhà Tống sách phong cho Lê Đại Hành làm Giao Chỉ quận vương rồi năm Đinh Dậu (997) là Nam Bình Vương. Năm Ất Tỵ (1005) vua Lê Đại Hành băng hà hưởng thọ 65 tuổi.
         An Lạc tuy không phải quê hương nhưng lại là mảnh đất gắn bó mật thiết với Lê Đại Hành - là tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Tống, gắn liền với tên tuổi của ông. Năm 2004, ngôi đền thờ vua Lê Đại Hành được xây dựng trên núi Bàn Cung (nơi bàn việc đánh trận). Di tích không tồn tại độc lập mà gắn với hàng loạt các địa danh lịch sử như: Nội Xưởng, Lò Văn, Đồng Dinh…để minh chứng cho đại bản doanh của Lê Đại Hành trên quê hương An Lạc, đồng thời thể hiện sự ngưỡng vọng, tri ân của người dân An Lạc, thị xã Chí Linh nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đối với một vị vua có công lao to lớn chống quân xâm lược nhà Tống, giữ vững nền độc lập dân tộc vào thế kỷ X. Địa điểm Đồng Dinh bên cạnh khu di tích đền Cao xưa kia rộng chừng 24 mẫu Bắc Bộ, đây là một thung lũng rộng, xung quanh có núi non, rừng cây vây bọc, che chở chính cho khu vực đóng đại bản doanh của Lê Đại Hành trong cuộc quyết chiến, chiến lược trên sông Bạch Đằng xưa; có ý nghĩa bước ngoặt, làm thất bại kế hoạch tốc chiến, tốc thắng của địch bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
 
 
 
Đền thờ vua Lê Đại Hành trên đỉnh núi Bàn cung
 
         Về những địa danh lịch sử của phường An Lạc (thành phố Chí Linh) hiện nay còn khá nhiều tên liên quan trực tiếp hoặc gợi cho ta những suy nghĩ về một địa bàn đóng sở chỉ huy của một vị tướng tổng tư lệnh, vị Hoàng đế thân chinh đánh giặc. Đó là: Núi Cao Hiệu - Núi sát với bến Vạn, bên dòng Nguyệt Giang đổ ra sông Kinh Thày, tương truyền nơi cắm cờ và vọng gác tiền tiêu; Đồng Dinh -Nơi đặt đại bản doanh của vua Lê Đại Hành; Nội xưởng - Nơi rèn, sửa vũ khí và phương tiện chiến đấu; Lò Văn - Nơi làm việc của một số quan văn trong việc tham mưu giúp vua truyền sắc lệnh; Bàn Cung - Tương truyền là vị trí vua Lê Đại Hành họp bàn việc quân với các tướng lĩnh dưới quyền; Nền bà Chúa - Nơi ở của các nữ tướng; Núi Sơn Đụn - Tương truyền là kho quân lương của quân đội nhà Lê./.
 
 
 
Bến Nguyệt Giang
 
                                                                                      ĐỖ ĐÌNH QUYẾT
                                                                                       Trưởng phòng Bảo tồn Di tích 
Các tin mới hơn
XÃ CẨM HOÀNG (HUYỆN CẨM GIÀNG) TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH ĐÌNH PHÍ XÁ (19/04/2024)
KHẢO SÁT DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA NĂM 2024(16/04/2024)
THÔNG BÁO DANH MỤC DI TÍCH XÂY DỰNG HỒ SƠ XẾP HẠNG NĂM 2023(30/06/2023)
KHẢO SÁT DI TÍCH ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA(09/05/2023)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC MỞ RỘNG XÉT DUYỆT HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH NĂM 2022(12/12/2022)
Các tin cũ hơn
LỄ HỘI ĐÌNH ĐỒNG NIÊN - NƠI LƯU GIỮ NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN GIAN(25/04/2022)
TIẾN SĨ NGUYỄN CUNG: VỊ QUAN THANH LIÊM VÀ TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ SỰ HIẾU HỌC (20/04/2022)
HỘI NGHỊ KHOANH VÙNG MỞ RỘNG DI TÍCH ĐÌNH CHÙA CHÂU KHÊ (09/04/2022)
VỀ THĂM NGÔI ĐÌNH THỜ VỊ TƯỚNG THỜI HÙNG VƯƠNG(07/04/2022)
LỄ GIỖ TỔ THẬP NHỊ GIA TIÊN - NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG LỄ HỘI ĐỀN CAO (CHÍ LINH)(30/03/2022)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín