BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH

         Vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm tại đền Cao, phường An Lạc, thành phố Chí Linh diễn ra Lễ giỗ Tổ thập nhị gia tiên nhằm tưởng nhớ và tri ân đến cụ Thủy tổ - Người đã có công sinh ra 12 dòng họ tại vùng đất An Lạc (TP Chí Linh). Đây là một trong 21 sự lệ tại khu di tích đền Cao. Nghi lễ được tiến hành do cụ trùm và các quan đám thay mặt nhân dân thực hiện.
 


Di tích đền Cao nơi diễn ra Lễ giỗ Tổ Thập nhị gia tiên
 
         Theo truyền thuyết, vào thời Bắc thuộc, nước ta chỉ là một quận của phương Bắc có tên là Giao Chỉ. Lúc bấy giờ người phương Bắc muốn thực hiện âm mưu đồng hóa người Việt ta bằng chính sách dã man “sát phu hiếp phụ”. Chúng truy lùng và tàn sát đàn ông Giao Chỉ để làm mất đi nòi giống Việt. Khi đến vùng Dược Đậu trang (thuộc phường An Lạc ngày nay), những người đàn ông trong làng bị chúng bắt và bị giết hại duy chỉ còn một người đàn ông trốn vào rừng dứa dại là sống xót. Sau khi chiếm được đất, bọn giặc chọn ra 12 thiếu nữ xinh đẹp, giao nhiệm vụ trồng hoa trên đất này với ý định nếu cây sống, nở hoa, kết trái thì sẽ ở lại định cư, nếu cây chết chứng tỏ đất cằn, không có sức sống, không mưu sinh được sẽ rút đi. 12 cô gái đã tìm loại hoa dành dành từ trong núi mang về trồng, các cô phát hiện ra người đàn ông bị bọn giặc truy lùng còn sống xót. Người đàn ông này đã bày kế cho các cô gái, hàng ngày tưới hoa bằng nước nóng nhưng tưới từ xa. Bọn giặc thấy cây hoa ngày nào cũng tưới nhưng cây cứ héo dần rồi chết, thấy vậy cho rằng đất này cằn cỗi, không có sinh khí nên thu dọn đồn trại bỏ đi. Sau đó, 12 cô gái trở thành vợ của người đàn ông thông minh, mưu trí bị thương năm nào. Từ đó, con cái của họ sinh ra lấy họ mẹ, rồi hình thành nên 12 dòng họ gồm: Họ Dương, Nguyễn, Cao, Mạc, Phạm, Hoàng, Tạ, Bùi, Đào, Đỗ, Lê, Lỗ sinh sống quần tụ tại Dược Đậu trang và ngày càng phát triển. Người đàn ông sau khi mất được suy tôn là: "Thủy Tổ của mười hai dòng họ", được nhân dân trong làng xây một ngôi mộ lớn, gọi là mộ Tổ Thập nhị gia tiên. Mộ được xây dựng ngay trong khu vườn dứa trước kia, dưới gốc cây lim già trên tám trăm năm tuổi (cây lim cao tuổi nhất của rừng lim An Lạc).
            Lễ vật giỗ Tổ được chuẩn bị từ chiều ngày 14 gồm có lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm 8 cỗ, (mỗi cỗ gồm bánh giầy, chè kho, tiền vàng, hoa quả, trầu cau, cơm trắng muối vừng) dâng các ban trong đền: Ban thờ tướng quân Vương Đức Minh, ban thờ sắc phong, ban thờ công đồng trong (hậu cung); Ban thờ công đồng ngoài, ban quan văn, quan võ (Trung từ); Ban thờ các quan bộ hạ (Đại bái). Lễ mặn gồm 3 cỗ (mỗi cỗ có thủ lợn, mâm xôi dành dành-gợi nhớ đến loài cây đã phải chết để cho 12 dòng họ được hình thành, phát triển, hoa quả, bánh kẹo) dâng ban thờ Tổ tại khu Từ chỉ phía tây đền Cao. Hiện nay, theo thống kê khu dân cư An Lạc còn 10 dòng họ sinh sống đó là họ Dương, Nguyễn, Cao, Mạc, Phạm, Hoàng, Bùi, Đào, Đỗ, Lê; (riêng hai họ Tạ và Lỗ hiện không còn.)




Lễ vật cúng Thập nhị gia tiên

            Đúng 8 giờ sáng ngày 15 tháng 10 âm lịch, quan đám, cụ trùm, nhân dân xã An Lạc, hậu duệ của 10 dòng họ từ các nơi trên mọi miền tổ quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh,... cùng các quý khách thập phương từng đoàn tấp nập về đền Cao dự Lễ giỗ Tổ thập nhị gia tiên.
         Đầu tiên, cụ trùm, quan đám và các vị quan viên thực hiện nghi thức hạ hòm đặt trầu, (nghi thức giống như các sự lệ khác, chỉ khác là nghi thức này được thực hiện ở trước ban thờ Tổ tại khu Từ chỉ phía tây đền Cao). Đặt trầu cau xong, các quan đám rước hộp trầu của các Đức Thánh vào trong cung cấm và làm lễ cúng mời các thánh về dự lễ giỗ Tổ thập nhị gia tiên.
      `   Tiếp theo, đại diện các dòng họ dâng lễ trước hương án tại ban thờ Tổ (khu Từ chỉ) để tưởng nhớ ngưuời có công khai lập vùng đất này.





Hậu duệ của 10 dòng họ về đền Cao dự Lễ giỗ Tổ thập nhị gia tiên năm 2019

         Câu chuyện kể về cụ Tổ thập nhị gia tiên tuy có nhiều yếu tố truyền thuyết, song lễ giỗ Tổ là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Lạc Đạo xưa và An Lạc nay, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tấm lòng kính trọng của người dân nơi đây với cụ Tổ-Người có công đem lại sự sống bình yên cho vùng đất An Lạc. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu các dòng họ từ khắp mọi nơi trên cả nước cùng nhau gặp mặt, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó các dòng họ trong làng./.
 
                                             HƯƠNG THỦY
                                            Phòng Nghiên cứu Lịch sử địa phương





Các tin mới hơn
XÃ CẨM HOÀNG (HUYỆN CẨM GIÀNG) TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH ĐÌNH PHÍ XÁ (19/04/2024)
KHẢO SÁT DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA NĂM 2024(16/04/2024)
THÔNG BÁO DANH MỤC DI TÍCH XÂY DỰNG HỒ SƠ XẾP HẠNG NĂM 2023(30/06/2023)
KHẢO SÁT DI TÍCH ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA(09/05/2023)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC MỞ RỘNG XÉT DUYỆT HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH NĂM 2022(12/12/2022)
Các tin cũ hơn
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG CỔ THÀNH, THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG(28/03/2022)
KHẢO SÁT THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP LÃNH BINH PHẠM XUÂN QUANG(25/03/2022)
NGHIÊM QUANG TỰ NGÔI CHÙA CỔ GẮN LIỀN VỚI TÊN TUỔI ĐẠI DANH Y THIỀN SƯ TUỆ TĨNH(21/03/2022)
NGUYỄN LƯƠNG BẰNG NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG KIÊN TRUNG(21/03/2022)
PHO TƯỢNG ĐỘC ĐÁO TRONG NGÔI CHÙA CỔ TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNG(17/03/2022)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín