BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
CÔNG TÁC KIỂM KÊ CỔ VẬT

      Chuông là một loại đồ thờ, một di vật quý giá, mang nhiều ý nghĩa rất sâu xa về lẽ đạo. Về xuất xứ của chuông, cho đến nay chưa có tài liệu nào nói được chân xác. Theo như kinh Tăng Nhất A Hàm: “Mỗi khi nghe tiếng chuông chùa ngân lên thì những hình phạt trong các ác đạo tạm thời ngừng nghỉ, chúng sinh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời yên vui”.
      Trong truyện Cảm thông cũng có chép rằng: Ngày xưa, khi đức Phật Câu-lưu-tôn ở tại viện Tu-đa-la xứ Càng Trúc đã tạo một quả chuông bằng đá xanh thường đánh vào những lúc mặt trời vừa mọc. Khi nghe tiếng chuông ấy ngân lên thì trong ánh mặt trời mọc có các vị hoá thân Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe chứng được Thánh quả không thể kể xiết.
      Trong bộ Kim Cang chí cũng có chép: Vua Hiếu Cao hoàng đế đời nhà Đường, nhân vì nghe lời xàm tấu của Tống Tề Khưu giết lầm bề tôi trung tên là Hoà Châu nên khi chết bị đày vào địa ngục. Một hôm có người bị bạo tử (chết thình lình), hồn người đó lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm kìm kẹp, đánh đập rất khổ sở, hỏi ra mới biết là vua Hiếu Cao đời nhà Đường. Vua gọi người bạo tử ấy bảo rằng: Nhờ người trở lại dương thế nói giùm với Hậu chúa ta rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc phước thiện. Khi trở lại giương thế, người bạo tử ấy liền đến bái yết Hậu chúa và chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Hậu Chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương, phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao hoàng đế. Đồng thời, trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng bảo ngài La Hầu La đánh chuông để giảng giáo lý Viên thường cho ngài A- nan nghe, vì thế ta hiểu rằng, chuông đã có từ thuở đức Thế Tôn còn tại thế rồi vậy.
      Ở các di tích cổ truyền của người Việt chủ yếu chuông được sử dụng tại các ngôi chùa, nhưng trong quá trình phát triển nó cũng xuất hiện ở các ngôi quán đạo Lão, cả ở đền và phủ Mẫu... Trong hệ thống chuông, phổ biến thường được chia làm nhiều loại, như “đại hồng chung”, “bảo chúng chung”, “gia trì chung”...
      “Đại hồng chung” là loại chuông lớn và chính của chùa, thường được treo ở gác chuông hoặc ở đầu hồi trong toà tiền đường, nhiều khi cũng gọi là chuông U Minh, thường đánh vào lúc đầu hôm (chuông thu không) và cuối đêm rạng sáng. Tiếng thu không lúc chập tối như nhắc nhở cơn vô thường sẽ rất nhanh chóng đến với mọi người. Người phật tử mỗi khi nghe tiếng thu không lòng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản như đứng bên bờ của sự giác ngộ. Tiếng chuông đánh lúc cuối đêm rạng sáng mang ý nghĩa thức tỉnh, thúc đẩy con người tinh tiến tu hành để mong vượt ra ngoài tội lỗi tối tăm đau khổ của kiếp luân hồi. Cả thu không lẫn chuông cảnh tỉnh đều được đánh 108 tiếng với ba hồi, mỗi hồi 35 tiếng và 3 tiếng kết thúc trong lời cầu nguyện của chính nhà sư. Cánh đánh này nhằm loại trừ 108 phiền não căn bản của chúng sinh, đồng thời làm trí tuệ tăng trưởng.
      “Bảo chúng chung” cũng gọi là Tăng đường chung, là loại chuông nhỏ dùng để báo tin nhóm họp đại chúng hoặc thụ trai, khoá lễ... trong các tự viện.
      “Gia trì chung”: loại chuông dùng để đánh trong các trường hợp gắn với cầu kinh, cầu sám, ra hiệu khi bắt đầu hoặc chấm dứt buổi lễ cầu kinh, đồng thời cũng để điều hoà người tụng kinh lễ Phật được nhịp nhàng, đều đặn, hướng người ta chú tâm vào “con đường” duy nhất là trí - tâm. Chuông gia trì thường được đặt ở trước bàn thờ, mang dáng dấp như chiếc bát khất thực, to nhỏ không nhất định, thường được kê trên một đế tròn bằng vải cuộn, nhiều khi cũng có chuông treo.
      Suy cho cùng, âm thanh chuông Việt đã như một tiếng gọi “hoà quang đồng trần” (đem ánh sáng đạo pháp hoà vào cuộc đời bụi bậm), góp phần thúc đẩy thiện nghiệp, làm trong sạch hơn tâm hồn nhân thế./.
                  (Bài viết có sử dụng theo tư liệu của Thích Giác Lâm trong tập Nghi Lễ)
            Đặng Thị Thu Thơm
            Phòng Bảo tồn di tích
Các tin mới hơn
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC KIỂM KÊ KHOA HỌC, ĐĂNG KÝ CỔ VẬT HUYỆN TỨ KỲ NĂM 2023 (LẦN II) (09/11/2023)
Các tin cũ hơn
CÔNG TÁC KIỂM KÊ KHOA HỌC, ĐĂNG KÝ CỔ VẬT TIẾP TỤC TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ(11/04/2023)
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KIỂM KÊ KHOA HỌC, ĐĂNG KÝ CỔ VẬT HUYỆN TỨ KỲ LẦN II, NĂM 2023(20/03/2023)
TỔNG KẾT CÔNG TÁC KIỂM KÊ KHOA HỌC, ĐĂNG KÝ CỔ VẬT LẦN THỨ II(20/12/2022)
QUẢN LÝ, BẢO VỆ CỔ VẬT TẠI CÁC DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM (07/04/2022)
Kiểm kê khoa học, đăng ký cổ vật tại địa bàn xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng)(24/12/2018)
Tìm kiếm
Video
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín